Nước cứng được biết đến là loại nước có chứa hàm lượng chất khoáng cao, nó được hình thành từ khi nước ngầm thấm qua lớp đá vôi, đá phấn hoặc thạch cao. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc nước cứng là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về loại nước đặc biệt này nhé.
Nước cứng là gì?
Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion, hàm lượng chất khoáng cao chủ yếu là của kim loại Canxi (Ca2+) và Magie (Mg2+) vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít).
Nước cứng có thành phần chủ yếu là các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion. Bên cạnh đó, trong nước cứng sẽ chứa một hàm lượng nhỏ các ion sắt và những ion kim loại khác như stronti, nhôm, bari, magie, kẽm,…
Dấu hiệu nhận biết nước cứng
Hiện nay có rất nhiều cách để bạn có thể nhận biết nước cứng, dưới đây là một số cách để bạn tham khảo xem nguồn nước mình dùng có phải là nước cứng không nhé.
- Bạn để ý trên vòi nước, vòi hoa sen bị gì hoặc tích tụ đường ống và vòi dẫn nước gây tắc thì đây là do nước cứng để lại
- Sau một thời gian sử dụng các vật dụng bạn dùng để đun nấu bằng kim loại như nồi, chảo, sẽ xuất hiện các lớp cắt hoặc màng trắng đọng ở dưới đáy.
- Khi bạn pha bột giặt hoặc các chất tẩy rửa khác mà thấy hiện tượng hòa tan ít, ít bọt, dẫn đến việc quần áo và các đồ dùng bằng vải khi sử dụng vẫn dính cặn bột giặt.
- Nếu bạn sử dụng nước cứng để làm đá thì nước đá sẽ có màu đục và nhanh tan.
- Khi gội đầu bằng nước cứng thì sẽ dẫn đến việc tóc khô và xơ hơn bình thường.
Nguyên nhân hình thành nước cứng
Nước cứng được tạo ra thông qua quá trình khi nước chảy từ nguồn hay các nguồn nước ngầm chạy qua lớp đá vôi, thạch cao hoặc đá phấn. Đây là những loại đá có chứa lượng lớn các ion canxi và magie ở dạng hợp chất cacbonat, hydrocacbonat, sunfat. Quá trình này sẽ khiến cho một lượng nhỏ khoáng chất hòa tan giữ lại và truyền độ cứng vào nước, đây chính là nguyên nhân hình thành nên nước cứng.
Tác hại khi sử dụng nước cứng là gì?
Nước cứng là một loại nước không hề an toàn khi sử dụng sinh hoạt, bởi nếu bạn sử dụng nước cứng để đun sôi thì sẽ hình thành các cặp chất bẩn ở dưới đáy nồi hoặc vung nồi. Về lâu dài độ dày của lớp cặn này sẽ tăng lên khiến cho việc sử dụng tiêu tốn điện năng, lãng phí nguồn nhiệt lượng
Ngoài ra nó cũng làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng cũng như các chất tẩy rửa. Chính vì vậy mà sử dụng nước cứng trong sinh hoạt như rửa bát, giặt quần áo sẽ không thể nào hòa tan được các hóa chất. Chính vì vậy sẽ khiến quần áo bị bám cặn của bột giặt, khó sạch
Không chỉ không sử dụng được trong sinh hoạt mà nước cứng còn không thì sử dụng được trong công nghiệp vì nó sẽ khiến các cặn hóa chất bám vào máy móc điều này sẽ khiến làm giảm tuổi thọ của các thiết bị công nghiệp cần sử dụng
Cách làm mềm nước cứng nhanh và hiệu quả
Hiện nay, nước cứng đang được chia thành ba loại chính đó là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh Kiều, nước cứng toàn phần. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau dưới đây là một số cách để bạn nhận biết và làm mềm nước cứng.
Làm mềm nước cứng tạm thời
Nước cứng tạm thời là loại nước chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Đặc điểm của loại nước này đó là tính cứng tạm thời nên nó rất dễ để làm mềm. Các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 này khi tác dụng với nhiệt độ thì kết quả sẽ tạo ra muối cacbonat kết tủa, từ đó dễ dàng loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ gây nên tính cứng trong nước.
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để làm mềm nước cứng tạm thời là đun sôi nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng NaOH, Ca(OH)2 , Na2CO3 hoặc Na3PO4 để làm kết tủa các hợp chất có trong nước, từ đó sẽ mang đến nguồn nước có kết cấu mềm hơn.
Làm mềm nước cứng vĩnh cửu
Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa các loại muối như MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4, các thành phần này đều là nguyên nhân gây ra nước cứng. Nước cứng vĩnh cửu sẽ khó làm mềm hơn nước cứng tạm thời, bạn cũng khó có thể sử dụng cách đun sôi để làm mềm loại nước cứng này.
Nước cứng thành phần là loại nước cứng sẽ bao gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu, tức có chứa cả muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4. Bởi vì nó mang cả hai tính chất của nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu, chính vì vậy mà bạn có thể sử dụng các các hóa chất làm mềm nước như: baking soda (Na2CO3), hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4. Hai chất hoá học làm mềm nước cứng vĩnh cửu phổ biến nhất là Na2CO3 và Na3PO4.
Công nghệ màng lọc RO
Ngoài những cách trên, cách đơn giản nhất đó là bạn có thể lựa chọn các loại máy lọc nước sử dụng màng lọc RO thẩm thấu ngược bởi vì công nghệ này sẽ giúp loại bỏ hầu hết tất cả những chất gây làm cứng nước
Màng lọc này sẽ giúp loại bỏ các ion và phân tử lớn gây ra độ cứng của nước. Nhờ vậy mà nước sẽ được làm mềm. Quá trình này diễn ra các hoạt động đó là nước sẽ bị ép từ nơi có nồng độ chất tan cao dưới dạng các ion kim loại hòa tan và các hợp chất tương tự đến những nơi có nồng độ thấp. Bạn có thể hiểu đơn giản là màng lọ này sẽ hoạt động và chuyển từ nước cứng thành nước mềm và sử dụng an toàn hơn.
Trên đây là tất cả những thông tin về nước cứng dành cho bạn cũng như cách để làm mềm nước cứng, hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp hiệu quả nhất. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết khác từ chúng tôi để không bỏ lỡ thông tin hữu ích nhé.